Hướng dẫn lắp đặt động cơ cho xe ô tô điện trẻ em

Bước 1: Lật ngửa chiếc xe lại để việc tháo ráp trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Sau đó lần lượt tháo từng chiếc bánh xe để có thể đưa động cơ ra. Lưu ý khi tháo xe ra nên dùng một chiếc hộp nhỏ để đựng những con óc vít nếu không có thể sẽ bị thất thoát số lượng.

Tuỳ vào từng loại xe mà có số lượng động cơ khác nhau, thông thường sẽ có 2 dạng là 2 động cơ và 4 động cơ. Đối với loại xe thứ nhất thì sẽ được gắn ở phía sau nên khi tháo ra bạn chỉ cần gỡ 2 chiếc bánh xe phía sau ra để lấy động cơ ra thôi. Còn đối với xe 4 động cơ, bắt buộc bạn phải tháo cả 4 bánh để lấy đủ số máy móc ra.

Bước 2: Như đã nói ở phần trên để không gặp phải trường hợp mua động cơ về gắn không khớp với xe, bạn nên tìm hiểu các thông tin, thông số kỹ thuật của sản phẩm thật chi tiết và nghe những lời khuyên từ nhà cung cấp để lựa chọn kích cỡ cũng như công suất phù hợp nhất.
Sau khi tháo động cơ cũ ra thì gắn cái mới vào. Một lưu ý cho bạn là nên thay lần lượt từng động cơ một để tránh trường hợp cắm nhầm dây nối điện

  • Một mẹo hay dành cho bạn nữa là hãy tận dụng những lúc thay mới động cơ này để vệ sinh bên trong trục bánh xe trước khi lắp ráp lại như ban đầu. Việc lau chùi sạch sẽ trục bánh xe cũng làm cho xe chuyển động mượt hơn, đỡ hao điện và không tạo tiếng ồn do ma sát.

Bước 3: Cuối cùng, bạn hãy lắp những cái bánh xe vào vị trí cũ, xem xét thật kỹ và gắn số lượng bu lông óc vít vào một cách đầy đủ như ban đầu.

Hi vọng với những gì tôi đã chia sẻ ở trên sẽ phần nào giúp được các ông bố bà mẹ không có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo trì, nâng cấp những loại xe điện đồ chơi trẻ em

  • Hầu hết các mẫu ô tô điện cho bé được cấu tạo từ những bộ phận tương đối giống nhau nên cách lắp cũng tương đồng và khá đơn giản.
  • Nếu 1 người lắp thì chỉ mất khoảng 15-20p là đã lắp hoàn thành 1 chiếc ô tô điện trẻ em.
  • Hãy cùng tham khảo cách lắp ráp xe ô tô điện trẻ em dưới đây nhé.

5 bước để lắp ráp 1 chiếc xe ô tô điện cho bé

+ Bước 1: Cắm giắc nối ắc quy và test xe

Cắm giắc nối ắc quy ở dưới ghế ngồi hoặc ở mui xe. Sau đó khởi động xe, và test động cơ, nhạc, đèn còi đảm bảo hoạt động bình thường.

+ Bước 2: Lắp bánh xe

Lắp 4 bánh xe vào trục và cài chốt chắc chắn. Sau đó lắp la zăng 4 bánh.

+ Bước 3: Lắp vô lăng

Cắm giắc nối dây điện vô lăng và test chức năng trên vô lăng, đảm bảo hoạt động bình thường. Sau đó, cài chốt và vít ốc để cố định vô lăng.

  • + Bước 4: Lắp ghế xeCài lẫy của ghế xe. Sau đó vít ốc để cố định ghế chắc chắn hơn (nếu xe có chỗ vít ốc).

Kính chắn gió của xe điện trẻ em có các lẫy gài, chúng ta chỉ cần gài vào rãnh ở trên mui xe là xong. Như vậy là chúng ta đã hoàn thành các bước lắp cơ bản cho một chiếc xe ô tô điện trẻ em. Chúc các bạn thành công!

  • Thường thì những chiếc xe cũ, động cơ bị xuống cấp không còn hoạt động tốt như trước và bạn muốn nâng cấp máy móc cho xe của bé chạy khỏe hơn.
  • Các em đang trong độ tuổi phát triển về mặt thể chất, cân nặng khá nhanh thêm vào đó thời gian sử dụng lâu dài khiến động cơ bị hao mòn. Những điều này làm cho chiếc xe không còn phù hợp với độ tuổi của bé nữa nhưng bạn lại không muốn bỏ ra số tiền để mua mới một chiếc xe điện khác để thay thế. Bạn không phải lo lắng, hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn một cách để cải thiện sức mạnh của xe thông qua bài viết “Hướng dẫn nâng cấp động cơ cho ô tô điện của bé” bên dưới đây.
  • Để làm cho xe của bé chạy nhanh, khỏe hơn ngoài việc bỏ tiền ra mua hẳn một chiếc xe mới, các bố mẹ có thể chỉ cần thay thế một động cơ mới. Nhưng không phải việc lắp ráp các thiết bị, phụ kiện xe lúc nào cũng dễ dàng với tất cả mọi người nên nếu bạn là một người không có kinh nghiệm trong việc này trước hết các bạn cần phải tìm hiểu và làm đúng những hướng dẫn để thay mới một động cơ cho xe đồ chơi của các em.
  • Xe ô tô điện của bé nhà bạn đã cũ do sử dụng lâu ngày và khiến cho động cơ của xe bị yếu đi nên bạn muốn nâng cấp động cơ cho chiếc xe của bé thêm mạnh hơn.
  • Một chiếc xe mới có động cơ mạnh sẽ giúp bé chơi với xe một cách vui vẻ và thoải mái nhất. Nhưng điều làm bạn lo lắng và chần chừ chưa thay mới động cơ là bạn chưa nắm hết các thao tác hoặc bạn chưa biết cách làm thế nào để nâng cấp xe khiến xe chạy mượt mà và mạnh mẽ hơn
  • Để bé có thể vui chơi, thư giản trên chiếc xe một cách vui vẻ và êm ái, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nâng cấp động cơ xe ô tô điện trẻ em.
  • Để nâng cấp động cơ cho chiếc xe được mạnh hơn không phải là việc dễ dàng nếu như bạn không nắm được những thao tác và không làm theo đúng hướng dẫn. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách giúp chiếc xe của bé trở nên mạnh hơn.

Có hai cách giúp bạn nâng cấp động cơ

  • Cách đơn giản nhất chính là bạn mua cho bé một chiếc xe ô tô điện trẻ em mới có động cơ xe phù hợp với độ tuổi và số cân nặng hiện tại của bé. Tuy nhiên cách này hơi tốn kém vì giá của chiếc xe không hề rẻ, do vậy bạn nên cân nhắc kĩ với cách này.
  • Cách tiếp theo giúp bạn làm mạnh động cơ xe điện trẻ em lên là thay mới động cơ cho xe của bé.
  • Hiện nay trên thị trường bán động cơ cho xe điện có khá nhiều loại nhưng phổ biến nhất là động cơ 6V và 12V.
  • Tuy nhiên không phải động cơ nào cũng phù hợp với xe của bé, do vậy khi bạn chọn mua động cơ để thay cho xe thì bạn nên tìm hiểu xem xe của bé đang sử dụng thích hợp với loại động cơ nào.

Cách cài đặt động cơ mới cho xe:

  • Đầu tiên bạn hãy lật ngược xe lại và tháo bánh xe ra để lấy động cơ cũ của xe ra, động cơ của xe thường sẽ có màu đen. Để tháo động cơ xe ra bạn dùng tua vít để nới lỏng các con ốc xung quanh ra đến khi các con ốc hở ra và bạn có thể lấy chúng ra dễ dàng.
  • Tiếp theo bạn hãy lấy động cơ bạn mới mua về để kiểm tra xem có phù hợp để lắp vào xe của bé không. Để tránh tình trạng đổi trả động cơ khi không phù hợp với xe của bé thì trước khi mua thi bạn nên tháo động cơ cũ của xe ra xem xe của bé đang sử dụng động cơ gì.
  • Động cơ thường sẽ có màu đen và hình dạng dài, trước khi lắp động cơ mới vào xe hơi điện trẻ em thì bạn nên dùng một chiếc khăn khô để lau sạch bụi bẩn trước khi lắp vào xe.
  • Một điều chúng tôi có thể chắc chắn với bạn đó là nếu bạn làm đúng theo hướng dẫn thì bé sẽ có một chiếc xe ô tô đồ chơi với động cơ mạnh mẽ và an toàn khi chơi.
  • Đa phần các bố mẹ thường ít kinh nghiệm trong việc sữa chữa các món đồ chơi xe điện trẻ em. Vì vậy trước khi bạn quyết định chọn mua và nâng cấp động cơ xe thì bạn nên tham khảo qua ý kiến và lắng nghe người từng có kinh nghiệm trong việc nâng cấp động cơ cho xe ô tô điện trẻ em.
  • Xe ô tô điện trẻ em là một trong những món đồ chơi hoạt động bằng điện tử dành cho trẻ em có cá tính năng động thích phiêu lưu, tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên khi bạn cho bé chơi với xe lâu ngày sẽ không thể tránh khỏi tình trạng các bộ phận, phụ kiện kèm theo xe bị hư hỏng. Trong đó có bánh xe cũng là một trong những bộ phận khá quan trọng đối với một chiếc xe oto điện mà bé sử dụng.
  • Nhưng thật không may nếu lúc nào đó chiếc xe oto điện 4 bánh của bé nhà bạn bị hỏng bánh xe khiến bé không thể chơi với xe được nữa. Vậy khi bánh xe hỏng thì bạn cần mua và thay chúng ở đâu???? Chúng ta cùng nhau khám phá về các loại bánh xe oto điện trẻ em cũng như mua cho phù hợp.
  • Đối với xe ô tô điện 4 bánh cho bé thì có 3 loại bánh xe, tùy vào từng loại xe mà sẽ có những loại bánh xe khác nhau để phù hợp với loại xe đó. Mang lại cho bé cảm giác vui vẻ, thoải mái và êm ái hơn khi chơi với xe.

Sau đây là 3 loại bánh xe của ô tô điện trẻ em đó là : Bánh hơi, bánh nhựa và bánh cao su.

  1. Loại bánh nhựa:
  • Đây được xem là loại phổ biến nhất trên thị trường xe oto điện trẻ em, loại bánh này cũng rất đa dạng với nhiều thiết kế và kích thước khác nhau phù hợp với từng mẫu xe.
  • Vì là chất liệu nhựa nên để đảm bảo được độ bềnh cho bé chơi được trong thời gian dài bạn nên cho bé lái xe ở những đoạn đường dải nhựa hoặc đất bằng phẳng, nên tránh những địa hình quá gồ ghề như đường bê tông, đường đá sỏi.
  • Nếu chẳng may bánh xe bị hư hỏng, bạn nên nói rõ loại model xe để mua đúng kích thước của bánh xe.
  1. Bánh hơi
  • Bánh hơi cho ô tô điện trẻ em được thiết kế như bánh xe hơi người lớn, có các gai xung quanh, giúp bám đường tốt hơn và không bị trơn trượt khi thời tiết ẩm ướt.
  • Các bánh được bơm hơi rất cẩn thận để sử dụng. Phần gai lốp này trực tiếp tiếp xúc với mặt đường nên bánh xe hơi được thiết kế có hệ số chống mài mòn và chịu nhiệt cao đem lại tuổi thọ của bánh xe dài.
  • Bánh xe được nệm bố lốp tạo độ dày và độ bền cho lốp. Vỏ của loại bánh hơi này đem lại cho bé cảm giác êm và chống sốc trên mọi địa hình.
  • Trên bánh xe có các thông số kỹ thuật phù hợp với từng chiếc ô tô điện có kích thước khác nhau.
  • Bên trong lốp xe được bơm hơi nên khi di chuyển giúp giảm sốc một cách tự nhiên cho xe tạo sự êm ái và thoải mái cho bé khi lái xe.
  • Chất liệu để làm lốp xe rất chắc chắn, đạt tiêu chuẩn và đặc biệt an toàn cho sức khỏe của bé nên bố mẹ yên tâm khi sử dụng.

Vài lưu ý khi sử dụng bánh hơi của xe ô tô điện

  • Trước khi dùng bánh hơi cho xe ô tô điện trẻ em, bạn nên bơm căng và đều hơi 4 bánh xe để khi xe hoạt động sẽ không bị chênh bên thấp bên cao.
  • Không nên để lốp bơm hơi xe bị quá mềm như vậy thì xe ô tô điện của bé sẽ chạy rất chậm, nếu xe có cấu tạo một mô tơ thì rất dễ bị cháy mô tơ do hoạt động quá công suất.
  1. Bánh cao su:
  • Loại bánh này được xuất hiện gần đây nhờ cải tiến để mang đến sản phẩm tốt nhất cho bé. Lốp bằng cao su đặt có độ bền cao, di chuyển được nhiều bề mặt khác nhau.
  • Xét về giá cả thường thì các loại xe oto điện trẻ em có bánh cao su sẽ cao nhất, đến loại cao su đến loại xe bánh nhựa.
  • Nếu chẳng máy trong quá trình sử dụng xe mà bánh xe bị hư không thể khắc phục được, bạn cần phải thay thế bánh xe để bé có thể chơi xe tiếp. Bạn quan tâm đến địa chỉ mua bánh xe uy tín, giá tốt.
  • Lời khuyên dành cho bạn là nên chọn những địa chỉ chuyên cung cấp linh kiện xe điện trẻ em và có bán xe oto điện này vì ở đó bạn sẽ tìm được loại phù hợp và có giá tốt.

Địa chỉ bán bánh xe ô tô điện trẻ em uy tín:

162, Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

  • Đôi khi cha mẹ lo lắng về các kích thước phù hợp, cũng như tốc độ phù hợp, đúng loại và như vậy, nhưng thực sự nó đi xuống để đảm bảo con bạn vui chơi và an toàn khi đang cưỡi chúng. Những điều này thực sự đã được thiết kế để phù hợp với trẻ nhỏ và một cách rất an toàn là tốt. Hầu hết các nhà sản xuất và nhà thiết kế đều nghĩ đến những lo lắng của cha mẹ, vì vậy họ đã nghĩ ra hầu hết các cách cũng như phương án để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Dưới đây là một số điều cần cân nhắc cũng như kinh nghiệm chọn mua xe ô tô điện cho bé hay các mẫu xe ô tô cho bé con của bạn dựa theo điều bên dưới:

An toàn và tính năng

  • Có một vài điều cha mẹ cần phải nhận thức được khi lựa chọn cho đứa con nhỏ bé của mình và những thứ như chướng ngại vật, tai nạn tiềm năng khi hoạt động. Điều này chủ yếu là thông thường và một đảm bảo rằng nơi sẽ sử dụng xe điện này là quan trong vì bánh xe ô tô điện ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của chiếc xe hơi này trên đường luôn là quan trọng. Luôn luôn có một không gian hay một con đường cho để cho bé có thể đi được với các mẫu xe hơi hiện nay, bạn có thể cho bé chơi trong nhà hay khuôn viên vườn của mình. Điều này sẽ giúp cho bé tránh những va chạm không cần thiết với các vật xung quanh như chậu hoa, cây, những bậc lang can,…
  • Sử dụng cơ chế riêng nên chân ga của của mỗi chiếc ô tô hoạt động khá là khác nhau có thể sử dụng tiến hoặc lùi theo các chế độ hoạt động của xe. Tốc độ của mỗi chiếc xe thường khá là chậm chỉ ngang bằng một người đi bộ nên các bé từ 2 tuổi có thể sử dụng. Đối với các bé nhỏ hơn thì có chế độ điều khiển hoạt động từ xa có thể chỉnh chiếc xe theo ý muốn của người cầm thiết bị này. Đây là những ô tô trẻ em thân thiện và được thiết kế để được sử dụng một cách an toàn, nhưng những thứ như cắm sạc và bất kỳ quyền hoạt động để kích hoạt sử dụng điều được thực hiện bởi một người lớn.
  • Đôi khi cha mẹ sử dụng thiết bị hay đồ bảo vệ cho đứa trẻ của họ và mặc dù điều này là rất khuyến khích bởi thiết kế cũng hư hoạt động của bé chưa được thành thạo hay các tình huống bất ngờ. Các đồ bảo hộ và mặc được khuyến khích, chỉ trong trường hợp một đứa trẻ mới bắt đầu hay còn quá nhỏ.
  • Ví dụ: Đột nhiên lái nó vào một cây treo thấp và bắt mình. Điều này có thể gây ra một vết trầy xước và do đó nó có lẽ tốt nhất có một dây an toàn và mũ bảo hiểm, nếu thả lỏng trong khu vườn sau của khóa học.

Ổn định và cân bằng

  • Tất cả những di chuyển trên chuyến đi trên ô tô này đều được cân bằng và dễ sử dụng với sự an toàn, nhưng theo nguyên tắc chung thì an toàn để đảm bảo độ ổn định cao và nguy cơ bị rơi thấp. Điều này có thể được thực hiện với một cú đẩy ở một bên để kiểm tra sự ổn định tổng thể và trọng tâm.

Hỗ trợ pin và hỗ trợ xăng

  • Sự khác biệt giữa hai loại xe chạy xăng và pin là một chiếc xe điện năng lượng pin thường có bánh xe là ổn định hơn và ít khả năng gây tai nặng và giá rẻ hơn rất nhiều. Điều này là bởi vì trẻ em có thể sử dụng sức mạnh của mình để điều chỉnh nó nếu nó hoạt động không đúng hoạt vượt quá tốc độ khi ngồi trên chiếc oto của mình. Pin được cấp nguồn chỉ dùng kích hoạt tay lái và xử lý vô-lăng, dễ dàng hơn nhiều tác vụ của hoạt động. Cả hai thư này đều có một thời gian và một nơi nhưng đối với một đứa trẻ 2 tuổi, các loại xe chạy bằng pin hoặc những chiếc bình ắc quy thì tốt hơn. Ở giai đoạn đầu, cho các bà mẹ nên giám sát trẻ liên tục cho đến khi bạn cảm thấy an toàn 100% trong phạm vi và khả năng của con bạn.

Độ tuổi phù hợp

  • Đảm bảo luôn kiểm tra các hướng dẫn sản xuất liên quan đến độ tuổi sử dụng. Bằng cách yêu cầu bất kỳ người bán tư vấn về độ tuổi nào được sư dụng cho chính xác, nếu như không được nêu trong thông tin của sản phẩm, hãy kiểm tra chắc chắn rằng không có động cơ những như thiết bị liên quan đến động cơ phản lực được lắp dưới chiếc ô tô điện của bạn sẽ mua.
  • Hàng loạt đồ chơi trẻ em lớn đang ngày càng tăng, vì vậy công nghệ này giúp nâng cao sự thích thú của trẻ em bằng cách sử dụng chúng, đặc biệt với các tính năng như radio, đèn, hiệu ứng âm thanh và tải nhiều hơn. Cha mẹ và tình yêu của nhau như nhau nhìn thấy trẻ em của họ hào hứng vui vẻ xung quanh chiếc ô tô điện trẻ em của bạn mới mua, nó làm cho bé cảm thấy hạnh phúc biết chừng nào.
  • Một loại đồ chơi có thể chuyển động mà họ tạo ra là một món quà hoàn hảo. Đôi khi chọn quà cho con bạn không phải lúc nào cũng dễ dàng và chúng có rất nhiều đồ chơi thú vị. Các tính năng thời trang, kiểu dáng đẹp và kiểu kiểm soát cảm giác cưỡi lái là những gì trẻ em cuối cùng muốn. Với điều này, họ có thể có tất cả và bạn đang ở trong một lắc chỉ bao nhiêu trẻ thích nó. Có thể nói đứa trẻ nào nhận được chiếc xe oto điện điều có thể chơi hàng giờ cả trong nhà lẫn ngoài.
  1. Ô tô điện không điều khiển được:

Đây là lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng : chân ga vẫn hoạt động bình thường nhưng xe không thể di chuyển được thì bố mẹ hãy kiểm tra các bộ phận sau.

A.Kiểm tra lại công tắc điều khiển trên xe:

Mỗi xe có 2 chế độ : bé tự lái hoặc điều khiển từ xa, khi xảy ra sự cố này bố mẹ hãy kiểm xem bé có bấm nhầm qua nút chuyển qua chế độ tự lái khoá chế độ điểu khiển không.

  1. Kiểm tra điều khiển từ xa:

Nếu bố mẹ kiểm tra nút điều khiển vẫn bình thường tiếp theo hãy kiểm tra lại bộ điều khiển từ xa xem đã lắp pin vào chưa.

Nếu đã lắp đủ pin không thấy bộ điều khiển nháy đèn nhưng xe không di chuyển được thì có nghĩa là xe không nhận được điều khiển ( có thể do lỏng pin hoặc pin yếu)

Khi pin yếu sẽ có những biểu hiện sau : Bộ điều khiển có 3 đèn sáng liên tục, không thể điều khiển xe hoặc có thể do bạn không sử dụng xe thời gian lâu nên tạm thời chưa điều khiển xe được

Để khắc phục lỗi này bố mẹ dò lại xe để nhận điều khiển, cách dò như sau : trước tiên bố mẹ hãy tắt xe rồi bấm nút nhỏ trên bộ điều khiển khoảng 5 giây rồi bật xe lên và nhấn giữ nút thêm 2 giây nữa. Khi nào thấy bộ điều khiển không còn nháy đèn nữa khi đó sẽ điều khiển xe được.

Tuy nhiên sẽ có vài xe có cách dò nhận điều khiển khác, nếu thực hiện những cách trên không được bố mẹ hãy liên hệ với bộ phận kỹ thuật bên bán xe để được tư vấn chăm sóc. Hoặc có thể do mạch điện trong xe bị lỗi bố mẹ cũng nên liên hệ kỹ thuật.

  1. Xe ô tô điện trẻ em không hoạt động

– Khi mọi hệ thống điều khiển xe kể cả nhạc đèn với chân ga tắt hết không hoạt động có thể do ắc quy đã hết.

– Trường hợp nhạc đèn còn chân ga không hoạt động bố mẹ nên kiểm tra lại hệ thống xe như : công tắc hoạt động tiến lùi có hoạt động không ( có thể cần gạt đang ở chế độ nghĩ).

–  Nếu chân ga có vấn đề (dưới chân ga có cái lò xo chỗ kết nối các bố cạy ra lắp lại), tuột dây/đứt dây motor làm motor không hoạt động (cần nối lại dây motor). Nếu không phải tại các lỗi trên thì chắc chắn xe bị hỏng mạch dưới ghế (cần phải liên hệ kỹ thuật bên bán để có cách xử lý.

  1. Xe ô tô điện trẻ em có đi nhưng phát ra tiếng kêu cạch cạch/cục cục trong quá trình di chuyển.

– Nếu trong quá trình xe đang di chuyển phát ra âm thanh lạ bố mẹ hãy kiểm tra hộp số ( motor)  có được lắp chặt chưa, nếu không chặt khi di chuyển sẽ chạm xung quanh xe tạo ra tiếng.

– Trường hợp khác có thể do bánh răng trong hộp số bị lệch hoặc vỡ, điều này gây ra khi motor đang quay bị vỡ nên phát ra âm thanh.

  1. Xe không có tiếng – toàn bộ còi, nhạc bị tắt

– Nếu không sử dụng được chức năng còi hoặc nhạc bố mẹ cần kiểm tra lại loa và hệ thống dây điện nối vào loa xem tuột dây hoặc đứt dây không thì chỉ cần nối lại dây là được.

  1. Xe không sáng đèn

– Xe không sáng đèn bố mẹ hãy kiểm tra lại bóng đèn , hệ thống dây điện nối với bóng đèn xem tuột dây hay đứt dây, cháy bóng hay không.

  1. Sạc Ô tô điện không vào điện

– Nếu sử dụng dây sạc rời (không cắm vào xe) bố mẹ hãy xem đèn sạc có sáng không, nếu không sáng thì dây sạc bị lỗi(1 số dây sạc có thể không có đèn báo sáng). Còn nếu đèn sạc vẫn sáng , cắm dây sạc không vào điện thì có thể xảy ra các lỗi

– Có thể do hỏng lỗ cắm sạc, bố mẹ hãy liên hệ với kỹ thuật bên bán hàng.

– Trường hợp khác có thể ắc quy bị lỗi không nhận được điện, bố mẹ hãy thay ắc quy mới.